Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.
Các chị có công nhận là ngày nào cũng gấp đồ, xếp đồ quá là mất thời gian không. Mà tủ thì lúc nào cũng bừa bộn, lanh tanh bành, cứ mở ra là ức chế ngang; nhiều khi em chỉ muốn bỏ hết đi rồi sắm loạt đồ mới cho xong. Nội thất 2NinhHome xin chia sẻ cho các anh chị 1 vài Bí kíp sắp xếp quần áo như sau.
Tủ đồ lý tưởng nhất là không gian mở, khi mình đứng trước tủ có thể quan sát được hết các món đồ bên trong và dễ dàng định hình ngay được 1 set đồ muốn mặc mà không cần lục tung tủ lên.Để làm được điều này thì treo đồ luôn là chân ái. Nên ưu tiên không gian treo chiếm khoảng 80% tổng thể để dễ quan sát và lấy đồ.
Lập 1 sơ đồ trong đầu về vị trí danh mục nào ở đâu để mỗi lần gấp đồ giặt xong trả về đúng vị trí cũ.
Cấu trúc hàng ngang (từ trên xuống dưới): Trên cùng là khu lưu trữ đồ trái mùa hoặc ít dùng; ở giữa là thanh treo và dưới cùng là hộc/ngăn kéo. Cần có khoang treo cao 1,5m cho đầm dài/áo khoác dài để tránh hỏng form. Hệ tủ kịch trần có thể lắp 2 thanh treo trên và dưới để tăng không gian treo. Nếu thanh treo quá cao, có thể lắp thêm tay kéo lên xuống mà không cần đứng thang (tất nhiên nó cũng có hạn chế nhé).
Cấu trúc hàng dọc (theo từng khoang tủ): Khi mở 1 khoang tủ bất kì nên dễ dàng phối thành 1 set đồ hoàn chỉnh (vd bên trên treo áo sơ mi thì bên dưới nên là quần âu/chân váy công sở; bên trên treo áo phông thì bên dưới phối quần jeans/quần short đi chơi). Thay vào đó, hãy mạnh dạn đổi thành dạng tủ mở (nếu gia đình đã dùng máy sấy, phòng rộng, thông thoáng, có máy hút ẩm) hoặc tủ cửa kính để có thể quan sát được hết đồ. Nên có khoang riêng cho quần áo mặc dở thay vì ngoắc vào sau cửa hay cây treo đồ bên ngoài. Khoang này có thể lắp thêm đèn UV diệt khuẩn, khử mùi; hoặc cánh cửa có lỗ thoáng khí.
Khi treo /gấp, cần phân chia các danh mục thật rõ ràng theo thói quen sử dụng và phân chia từ to đến nhỏ. Ví dụ: trong danh mục quần thì chia thành quần dài và quần sooc. Quần dài lại chia nhỏ tiếp là quần âu mặc đi làm, quần jeans mặc đi chơi ….Sau khi phân chia & gấp xong các chị cất từng danh mục riêng vào các hộp đựng để phân biệt các nhóm đồ dễ dàng. Mỗi khi giặt đồ xong và gấp thì mình cũng phải tuân thủ theo các danh mục đã chia và cất về đúng vị trí cũ. Chia danh mục xong thì làm gì?
Mình cần quy ước vị trí cho từng danh mục đồ đã phân chia. Vd thanh treo này treo gì, hộc này để đồ gì, ngăn kéo này để đồ gì? Chỗ này các chị tạm hiểu là mình cần vẽ 1 cái bản đồ trong đầu cho tủ quần áo của mình. Nếu mình chưa nhớ được ngay thì cứ dán label lên từng khoang, từng hộc đánh dấu cho đến khi quen tay thì có thể gỡ ra. Sau mỗi lần giặt xong cần cất đồ về đúng vị trí cũ.
Không gian tủ đồ không phình ra trong khi số lượng quần áo ngày càng tăng lên. Nên dù muốn hay không thì mình vẫn phả bắt tay vào lọc đồ thôi các chị ạ.Có thể lọc đồ theo chu trình 30/60/90 hoặc 1 in-1out. Một trở ngại phổ biến là tâm lý tiếc đồ. Mẹo của em ở chỗ này là chưa cần nghĩ gì tới việc cho đồ, hay thanh lý hay gì cả. Chỉ đơn giản tự nhủ là tủ chật quá rồi, mình cần lọc bớt các món ít dùng cất ra chỗ khác cho tủ thoáng thôi. Em đảm bảo cất đi sau 3 tháng các chị không nhớ gì đến những túi này đâu và lúc ấy lấy ra thanh lý hay cho tặng không bị tiếc nuối gì nữa.
Mọi người hay học phương pháp gấp này phương pháp gấp kia, nhưng thực ra phương pháp gấp không quá quan trọng các chị ạ. Mỗi phương pháp có ưu điểm riêng (và cũng có hạn chế riêng): có cái thì nhanh, có cái thì rất gọn, tiết kiệm diện tích, có cái thì không gây nhăn nhàu; có cái thì giữ form đồ tốt… Các chị đang quen tay với cách gấp nào thì cứ duy trì cách đó thôi vì cái chính là phải duy trì được lâu dài.
Đựng quần áo vào đâu không quá quan trọng: các chị để vào hộp giấy, hộp nhựa, hộp vải, hộp có chia ngăn hay không chia ngăn…để vào đâu cũng được, miễn là XẾP ĐỨNG QUẦN ÁO để dễ quan sát, dễ tìm, dễ lấy. Mà nếu không muốn sắm hộp thì tận dụng hộp carton hoặc dùng thanh chia ngăn. Kể cả không dùng thanh chia ngăn thì vẫn có cách để xếp đứng quần áo được. Chú ý ở chỗ các món mỏng thì để vào hộp nhỏ; các món to và dày thì để vào hộp to.
Sau bước lọc bớt đồ mà tủ vẫn chật thì mình tối ưu tiếp bằng 1 số cách như sau:
Thì thôi các chị cứ quăng đồ vào tủ cũng được; nhưng nhớ phải quăng vào đúng hộc, đúng hộp đựng nhé chứ không phải vác cả giỏ giặt đổ ụp vào tủ đâu ạ. Tức là có bận tới cỡ nào, không gấp đồ đi chăng nữa thì vẫn phải làm bước phân loại đồ theo danh mục ạ. Có vậy thì tủ dù bừa bộn, các chị vẫn tìm đc đồ dễ dàng.
Uhu trên đây mới là mấy điểm nho nhỏ thôi mà em viết thành dòng sông mất rồi. Chúc các chị luôn có tủ gọn, tủ xinh!
Nếu anh chị cần tân trang lại tủ đồ, tủ quần áo, hay hệ tủ kệ cho phòng thay đồ, thì liên hệ bên em Nội thất 2NinhHome nhé, chúng em chuyên đồ nội thất từ Phổ thông tới cao cấp, có nhận tư vấn, thiết kế và lắp đặt tận nhà cho anh chị ạ.
Vui lòng liên hệ tư vấn, hướng dẫn đặt hàng:
☎ HOTLINE: Nội thất Haini-0862479942
Hoặc ; 0332565892; 0356110504
☎ Zalo 0862479942- Nội thất HaiNi
🖂 Email: NoithatHaini@gmail.com
⭐ Follow chúng tôi tại Facebook : https://www.facebook.com/NoiThatHaiNi/🌐 Website: www.2ninhhome.com
🏠 Khách đến tham quan xưởng sản xuất tại:
CSSX 1 : Đường Đồng Tâm – Làng nghề Hữu Bằng -Thạch Thất – Hà Nội
CSSX 2: Ngõ vườn Cây- Làng nghề Hữu Bằng -Thạch Thất – Hà Nội
3 : Ngõ Nam Hòa- Bình Phú -Thạch Thất – Hà Nội